Thứ sáu , 26/04/2024  |  04:07  GMT+7

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp và nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục bảo hiểm

Thông tin

Lĩnh vực thống kê:     Bảo hiểm
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:     Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):     Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:     Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Cơ quan phối hợp (nếu có):     Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Cách thức thực hiện:     Trực tiếp tại Trung tâm (số 285, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc tại các điểm tiếp nhận trên địa bàn quận, huyện thuộc các phòng Lao động Thương binh xã hội. (Số E6B - Ngõ 33 Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Q. Hai Bà Trưng, số 144 Trần Phú - Q. Hà Đông, Phòng Lao động TBXH Thị xã Sơn Tây, Phòng Lao động TBXH Huyện Hoài Đức, Phòng Lao động TBXH Quận Long Biên, Phòng Lao động TBXH Huyện Thanh Trì và Trung tâm Dạy nghề Huyện Sóc Sơn) trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (thời gian làm việc, buổi sáng từ 8h00 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h00). Ngày thứ bảy, sáng từ 8h00 đến 11h30 (trừ các ngày nghỉ lễ, tết)
Thời hạn giải quyết:     20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện:     Cá nhân
Kết quả thực hiện:     Quyết định và chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tình trạng áp dụng:     Còn áp dụng

Cách thực hiện

Bước 1:     Công dân Việt Nam chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ đăng ký, hưởng BHTN tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm Hà Nội (số 285, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc tại các điểm tiếp nhận trên địa bàn quận, huyện thuộc các phòng Lao động Thương binh xã hội. (Số E6B - Ngõ 33 Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Q. Hai Bà Trưng, Số 144 Trần Phú - Q. Hà Đông, Phòng Lao động TBXH Thị xã Sơn Tây, Phòng Lao động TBXH Huyện Hoài Đức, Phòng Lao động TBXH Quận Long Biên, Phòng Lao động TBXH Huyện Thanh Trì và Trung tâm Dạy nghề Huyện Sóc Sơn)
Bước 2:     Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn trực tiếp cho người lao động
Bước 3:     Trả kết quả, hẹn nhận Quyết định hưởng tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội và các điểm tiếp nhận đã đăng ký thaats nghiệp
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần. Trường hợp phát sinh cần giải quyết (vào sáng thứ 7), (ngày lễ, tết nghỉ)
Bước 4:     Bộ phận nghiệp vụ xác định mức hưởng, thẩm định, trình GĐ Sở xem xét, ký Quyết định và chuyển Baor hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp
Điều kiện thực hiện:
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng (theo ngày hẹn khai báo) người lao động phải trực tiếp đến thông báo tình trạng việc làm theo Mẫu số 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp) tại Trung tâm GTVL hoặc các điểm đã hẹn. Nếu không đến thông báo sẽ bị dừng hưởng tháng đó    
Trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày làm việc ngay sau ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội hoặc các địa điểm tiếp nhận hồ sơ Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội để đăng ký thất nghiệp (trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH cũng không quá 30 ngày)    
Trong vòng 15 ngày tiếp theo (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động bị thất nghiệp phải hoàn thiện đủ hồ sơ hưởng BHTN gồm: Bản sao sổ BHXH (xuất trình bản gốc để đối chiếu) do BHXH xác nhận. Đồng thời điền vào Đơn đề nghị hưởng BHTN (Mẫu số 03) (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp) (trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH cũng không quá 30 ngày)   

Thành phần hồ sơ

Tờ khai Đăng ký thất nghiệp (Mẫu số 1, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
Bản thông tin đăng ký thất nghiệp (Mẫu số 2, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
Bản sao sổ Bảo hiểm xã hội (xuất trình bản gốc để đối chiếu) do BHXH xác nhận
Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV theo đúng pháp luật
Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu số 3, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
- Trong trường hợp NLĐ có nhu cầu chuyển hưởng đi tỉnh/thành phố khác thì người lao động làm đơn đề nghị chuyển hưởng theo Mẫu số 11 (trước khi có Quyết định) và Mẫu số 13 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp) (sau khi có Quyết định)
- Nếu người lao động chuyển hưởng từ nơi khác đến, ngoài các thủ tục nêu trên bắt buộc phải có thêm Giấy giới thiệu chuyển hưởng theo Mẫu số 12 từ nơi chuyển đi (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn theo Mẫu số 08 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
- Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
- Đối với các trường hợp được hưởng khoản trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì người lao động có đề nghị hưởng khoản trợ cấp một lần theo Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp)
Số bộ hồ sơ: 1 bộ

Biểu mẫu

  • Bảng thông tin đăng ký thất nghiệp
  • Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Đề nghị hưởng trợ cấp một lần
  • Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Đơn đề nghị học nghề
  • Giấy giới thiệu chuyển hưởng
  • Thông báo về việc tìm việc làm
  • Tờ khai Đăng ký thất nghiệp

Văn bản qui định : Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 127/2008/ND-CP về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2006

  • Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
  • Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 127/2008/ND-CP về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản công bố thủ tục

  • Quyết định 3488/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đang xử lý...