Thứ sáu , 29/03/2024  |  13:14  GMT+7

Xác nhận là người gốc Việt Nam

Quốc Tịch

Thông tin

Lĩnh vực thống kê:      Hộ tịch

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:   Sở Tư pháp Hà Nội

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):       Không

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:    Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài - Sở Tư pháp Hà Nội

Cơ quan phối hợp (nếu có):    Không

Cách thức thực hiện:   Cách 1: Người xin xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.

Trường hợp người xin xác nhận là người gốc Việt Nam là người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì thông qua cha mẹ hoặc người giám hộ nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi người được giám hộ cư trú.

Không được ủy quyền cho người khác nộp thay

Cách 2: Người xin xác nhận có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện

Chú ý: Trường hợp này những giấy tờ trong hồ sơ phải được chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Nơi tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính - Sở Tư pháp thành phố Hà Nội

Địa chỉ: Số 1B - Trần Phú - Hà Đông

ĐT: 0433546151 hoặc 0433546163

Thời hạn giải quyết:    05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện: Cá nhân

Kết quả thực hiện:      Trường hợp đủ cơ sở xác định người yêu cầu có nguồn gốc Việt Nam: Cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).Trường hợp không đủ cơ sở để xác nhận người có yêu cầu là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho công dân

Tình trạng áp dụng:     Còn áp dụng

Cách thực hiện

Bước 1:           Công dân điền tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu), chuẩn bị hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa) - Sở Tư pháp Hà Nội

Bước 2:           Cán bộ một cửa tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.

- Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì phải hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ tại chỗ hoặc bằng văn bản trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Bước 3:           Bộ phận một cửa vào sổ tiếp nhận, chuyển hồ sơ tới Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài để giải quyết theo quy định

Bước 4:           Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; tiến hành giải quyết và chuyển kết quả đúng thời hạn quy định.

Trường hợp trong quá trình giải quyết, nếu có phát sinh yêu cầu cần bổ sung hồ sơ hoặc tiến hành xác minh, Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài phải kịp thời Thông tin tới bộ phận một cửa để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết cho công dân biết

Bước 5:           Bộ phận một cửa tiếp nhận kết quả, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn

Điều kiện thực hiện:

- Giấy tờ trong hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

- Những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thành phần hồ sơ

Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu)

Hai ảnh 4x6 (một ảnh dán vào tờ khai và 01 ảnh gửi kèm theo hồ sơ)

Bản sao (bản sao chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

Giấy tờ khác có liên quan để làm căn cứ tham khảo như:

- Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế đỗ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; (bản sao chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu)

- Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; (bản chính)

- Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam; (bản chính)

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam. (Bản sao chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu)

Bản sao (bản sao chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống (ví dụ như Giấy khai sinh; hoặc quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam …)

Số bộ hồ sơ: 1 bộ

Biểu mẫu

Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam

Văn bản qui định:

Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an ban hành

Phí, lệ phí

Không thu phí

Cơ sở pháp lý

- Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an ban hành

- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

- Nghị định 78/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam

- Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA hướng dẫn Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an ban hành

- Văn bản công bố thủ tục

- Quyết định 4322/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp/Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Quyết định 7116/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, đề nghị bãi bỏ trong lĩnh vực Quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội

TTHC liên quan

- Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

- Thông báo có quốc tịch Việt Nam

- Xin thôi quốc tịch Việt Nam

- Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt

Đang xử lý...