(Tìm nhanh doanh nghiệp) Những bà mẹ trẻ hiểu biết thường không tiếc tiền đầu tư cho con học ở các trường mầm non tốt, bởi họ hiểu rằng các cô giáo ở trường mầm non không chỉ dạy trẻ ABC hay 123.
Mỗi ngày, họ truyền đạt cho trẻ những hiểu biết mà rất nhiều bà mẹ chưa thể truyền đạt cho chúng từ những năm tháng đầu đời.
Ngăn trẻ tranh giành nhau
Trẻ con thường hay tị nạnh về những điều nho nhỏ, chẳng hạn như: ai mở cửa trước, ai được chơi trước, ai được ôm mẹ trước… Khi rơi vào những trường hợp như vậy, các ông bố, bà mẹ thường bất lực đứng nhìn lũ nhóc của mình “chí chóe” nhau, mặc cho bố, mẹ đã gào khản cả cổ.
Lời khuyên của các giáo viên chuyên nghiệp chính là hãy phân công lịch trình quay vòng cho trẻ. Hãy nói cho chúng biết, mỗi sáng thức dậy sẽ đến lượt ai làm việc gì. Thời gian đầu có thể lũ trẻ vẫn tranh giành nhau nhưng chỉ vài ngày sau, thói quen sẽ bắt đầu được tạo lập.
Sữa có thể là thủ phạm gây mất nước
Giáo viên mầm non đã quá quen với việc ăn uống và thói quen ngồi bô của trẻ, cho nên họ có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong việc hấp thụ các loại thực phẩm. Chẳng hạn, một số em bé rất thích sữa - đó là điều tốt. Tuy nhiên, không ít bé lại gặp vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng sữa.
Do đó, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo phụ huynh chỉ nên giới hạn lượng sữa của các bé mầm non ở mức không quá 600ml/ngày và nên cho trẻ uống nhiều nước. Để bé cảm thấy hứng thú hơn với việc uống nước, hãy mua cho bé những chai nước có hình thù dễ thương.
Tin tưởng vào con
Bạn nghĩ rằng bạn là người hiểu con mình nhất và biết rõ trẻ sẽ phản ứng ra sao trong nhiều tình huống khác nhau? Thực tế lại không phải vậy. Các giáo viên mới là những người có khả năng khiến trẻ thực hiện được những hành vi “kỳ diệu” như tự đi bô thành thạo, trong khi bố, mẹ không thể. Vấn đề nằm ở chỗ bố mẹ thường tạo cho bé thói quen ỷ lại.
Chẳng hạn, nhiều giáo viên mầm non khẳng định rằng, nếu bố, mẹ có mặt ở nơi tập bơi, trẻ sẽ dính chặt lấy họ và không bao giờ chịu nhảy xuống nước. Thế nhưng khi không có bố mẹ, những bé từ 3 - 4 tuổi có thể bơi một mình từ bờ bên này sang bờ bên kia chỉ trong vòng vài tuần. Vì vậy, đôi khi bạn phải học cách bước lùi về phía sau và để cho sự tự tin của bé làm nhiệm vụ của mình.
Hiểu rằng dạy trẻ ngồi bô có thể mất nhiều năm
Rất nhiều ông bố, bà mẹ đang mơ ước đến một ngày trọng đại, khi mà họ có thể vĩnh biệt bởi đống bỉm và không bao giờ cần đến chúng nữa. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra nhưng có thể phải mất nhiều năm. Trẻ cần nhiều thời gian để hiểu được tín hiệu của cơ thể và biết thời điểm nào là thật sự cấp bách.
Vì vậy, đừng cảm thấy chán nản mỗi khi trẻ tè dầm vào ban đêm mà hãy tin tưởng rằng những cô giáo mầm non đang nỗ lực từng ngày để giúp bạn đạt được mơ ước đó.
Dạy trẻ cách cư xử
Trường mầm non là nơi dạy trẻ những kiến thức nền tảng trước khi bước vào tiểu học và dạy trẻ cách hòa nhập với những đứa bé khác. Trong khi đó, cách cư xử của con lại phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn của cha mẹ. Do đó, nếu muốn con lớn lên trở thành một người biết cách cư xử, bạn hãy thường xuyên nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi”… để làm gương cho trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng một mẹo nhỏ của các cô giáo, đó là chấm điểm cho tất cả những hành vi đúng đắn của trẻ, chẳng hạn như: xếp hàng chờ đến lượt hay xếp ghế gọn gàng sau khi rời bàn.
Rõ ràng là việc đưa con đến trường mầm non có rất nhiều mặt tích cực. Vì vậy, bạn đừng lo sợ con sẽ đau ốm, quấy khóc khi đến lớp mà hãy tin tưởng rằng đó là khởi đầu của một tương lai tốt đẹp cho con.
Theo Pháp luật Việt Nam
Có thể bạn không biết, trẻ có khả năng tự lập sớm sẽ giúp tăng cường tính...
Khi con bắt đầu đến tuổi đi học là lúc bố mẹ lại có thêm nhiều nỗi lo nghĩ...
Muốn nuôi một em bé sớm biết nói và nói sõi, nói tốt, giao tiếp hiệu quả,...
Tập thói quen ăn uống nhã nhặn, lịch sự khi bé còn nhỏ là việc làm cần...
Đừng giây phút nào rời mắt khỏi trẻ: “Lạc” không chỉ là trẻ bị lạc đường,...
Muốn nuôi một em bé sớm biết nói và nói sõi, nói tốt, giao tiếp hiệu...