(Tìm nhanh doanh nghiệp) Việt Nam càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng khốc liệt, vì vậy nếu doanh nghiệp Việt không tự vượt qua chính mình bằng việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa thì không thể cạnh tranh.
Đổi mới công nghệ - điều kiện tiên quyết
Hiện Việt Nam đã đàm phán xong Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (FTA) và cơ bản đã hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cuối năm nay, Việt Nam sẽ trở thành thành viên Hội đồng Kinh tế ASEAN.
Việc hội nhập sâu rộng mở ra những cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp Việt, nếu doanh nghiệp Việt cứ “bình chân” như hiện nay thì chắc chắn khi TPP và FTA có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể đổ vỡ hàng loạt.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng hàng hóa của Việt Nam hiện vẫn tiêu thụ được nhờ việc bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và các chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài.
Khi những rào cản này được dỡ bỏ thì doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh, ngay cả với mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo hay trong lĩnh vực dược phẩm, khi Việt Nam tham gia TPP, các hãng thuốc trên thế giới đều có quyền tham gia một cách bình đẳng, khiến cho dược phẩm trong nước rất khó để cạnh tranh.
Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt cạnh tranh bình đẳng trên sân chơi chung sau khi hội nhập là chất lượng và giá thành, cả 2 yếu tố này đều phụ thuộc vào công nghệ, do đó, việc đổi mới công nghệ là vô cùng bức thiết và là điều kiện tiên quyết đối với doanh nghiệp Việt.
Nếu doanh nghiệp Việt vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu thì năng suất lao động sẽ rất thấp dẫn đến chất chất lượng sản phẩm không cao thì doanh nghiệp sẽ chết. Nhưng sản phẩm có chất lượng mà giá thành cao thì doanh nghiệp cũng khó tồn tại, vì vậy vấn đề mấu chốt là hàng hóa phải gắn liền với chất lượng và giá thành.
Để sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt thì doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp phải thực hiện nhiều năm chứ không thể thay đổi trong nay mai.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, đổi mới công nghệ không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn “kéo theo” cả một hệ thống quản lý và nguồn nhân lực vận hành.
Để đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp phải xem lại, rà soát lại sự cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nước, xem công nghệ họ sử dụng đang ở trình độ nào, chất lượng ra sao, giá thành, thông tin về sản phẩm hàng hóa để có những quyết định đầu tư tiêu chuẩn đầu vào hiệu quả để sản phẩm đầu ra cạnh tranh được với các nước khi Việt Nam hội nhập.
2,5 năm - muộn còn hơn không
Tính đến thời điểm hiện nay Việt Nam chỉ còn 2,5 năm - thời gian rất ngắn để doanh nghiệp đổi mới công nghệ khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực thi hành.
Nếu doanh nghiệp Việt không chuẩn bị tốt, khi các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ hoàn toàn và Việt Nam tham gia TPP thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ cho các công ty nước ngoài.
Thời gian 2,5 năm để doanh nghiệp Việt đổi mới công nghệ, đối mặt và đương đầu với những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập là muộn nhưng muộn còn hơn không làm gì cả.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng những việc này lẽ ra phải được chuẩn bị sớm hơn vài năm nhưng nếu tăng tốc thì doanh nghiệp Việt vẫn kịp hội nhập và phát triển, vấn đề là cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để doanh nghiệp nhận thức và quyết định đổi mới bởi đổi mới công nghệ không chỉ dừng ở việc nâng cấp hay thế máy móc cũ bằng máy móc mới. Chỉ có đổi mới công nghệ thì Việt Nam mới có thể tham gia vào sân chơi chung TPP và FTA một cách bình đẳng.
Ngoài vấn đề công nghệ, khi Việt Nam tham gia vào TPP thì việc tuân thủ bản quyền cũng cần được doanh nghiệp Việt chú trọng, bởi sở hữu trí tuệ là vấn đề lớn.
Trong Luật Sở hữu công nghiệp còn có nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, tín hiệu vệ tinh, dữ liệu số... do đó, nhận thức của xã hội và doanh nghiệp Việt không chú trọng và không đủ trình độ sẽ sa vào “ma trận” kiện cáo, không đủ năng lực để tham gia các phiên tòa do tòa án quốc tế xử và sẽ thua thiệt thậm chí mất thương hiệu trên chính sân nhà.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 đã đề cập đến tốc độ đổi mới công nghệ nhưng hiện nay tốc độ đổi mới công nghệ đang rất chậm và chưa như mong muốn.
Thủ tướng yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt từ 15-20% mỗi năm, và thực tế tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt cần phải nhanh hơn nữa thì doanh nghiệp Việt mới có thể đáp ứng được trong khoảng thời gian quá ngắn 2,5 năm của TPP.
Với chức năng quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tạo cơ chế, chính sách tốt nhất cho doanh nghiệp nhưng không can thiệp được vào hoạt động của doanh nghiệp.
Theo TTXVN
Hôm qua (15/6), Hãng hàng không Vietjet và thương hiệu Bia Sài Gòn - Tổng...
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định tiêu chí xác định doanh...
Apple không ép mọi nhà quản lý phải quan tâm đến lỗ, lãi và chi phí để các...
Ngày 23-1, NHTMCP Phương Đông (OCB) triển khai chương trình khuyến mại...
Nếu chỉ tính riêng trong tháng 8, cả nước có hơn 800 doanh nghiệp đã hoàn...