(Tìm nhanh doanh nghiệp) Hiệp hội các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam và Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người vừa trình lên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bản kiến nghị tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam cho các thập niên đầu thế kỷ XXI.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam từ sau năm 2015 được chia thành 8 bậc, theo 2 hướng (nghiên cứu và ứng dụng - thực hành). 2 hướng này có 2 bậc chung gồm: Khi các bé học hết giáo dục mầm non sẽ bước vào giáo dục tiểu học (5 năm), THCS (4 năm). Sau đó, hướng nghiên cứu đi tiếp theo con đường THPT (3 năm), ĐH nghiên cứu (4 - 6 năm), Thạc sĩ nghiên cứu (2 năm), TS (2 - 4 năm). Hướng ứng dụng - thực hành có trung học nghề (3 năm), CĐ thực hành (2 - 3 năm), ĐH ứng dụng (2 - 4 năm), Thạc sĩ ứng dụng (1 - 2 năm).
Giờ học Địa lý của học sinh lớp 12 trường THPT Mê Linh.
Theo ông Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam), có 2 mốc quan trọng để phân luồng người học. Một là, phân chia học sinh sau THCS theo 2 luồng: THPT và trung học nghề. Luồng THPT chủ yếu cung cấp nguồn tuyển cho CĐ và ĐH; luồng trung học nghề chủ yếu cung cấp nhân lực tham gia thị trường lao động và một bộ phận không nhỏ là nguồn tuyển cho CĐ thực hành. Dự tính bước đầu, luồng THPT chiếm không quá 50%, luồng trung học nghề chiếm trên 30% quy mô học sinh tốt nghiệp THCS. Hai là, phân chia học sinh THPT theo 2 luồng: ĐH nghiên cứu và ứng dụng thực hành gồm CĐ thực hành và ĐH thực hành. Thời gian thiết kế cho học sinh từ trung học nghề lên CĐ thực hành là 2 năm, từ CĐ thực hành lên ĐH ứng dụng 2 năm. “Giải pháp này được thực hiện ở nhiều nước để khuyến khích học sinh sau THCS tự nguyện đi theo luồng trung học nghề” - ông Khuyến cho hay.
Và, với cách thiết kế hệ thống giáo dục kiểu này, sự liên thông giữa các trình độ sẽ thuận lợi hơn nếu người học đi đúng luồng. Trường hợp người học cần đi “chéo luồng” thì chấp nhận thời gian học dài hơn hoặc phải bổ sung thêm một vài chứng chỉ kiến thức. Ông Khuyến cho rằng: “So với hệ thống giáo dục hiện tại, sơ đồ mới này không có các “ngõ cụt”. Sơ đồ thể hiện rõ ràng sự phân luồng người học sau THCS và sau THPT, cũng như tính liên thông ở mỗi luồng cho tới trình độ cao nhất. Hy vọng, khi sơ đồ này được thực hiện sẽ đào tạo ra đội ngũ nhân lực đa dạng, đa trình độ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
Theo KTĐT
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại hội nghị tập...
Cách thức ra đề thi, cách sử dụng kết quả kì thi hay việc tổ chức thi theo...
Tình trạng này đang diễn ra đối với khối 12 ở nhiều trường THPT.
Bộ GD-ĐT vừa có bản do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 17/3...
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình về mức thu học phí và miễn giảm học phí, hỗ...
Thời điểm này, nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô đã và đang lên kế...