Chùa Đậu
Toạ lạc ở thông Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín.
Chùa có tên chữ là Thành Đạo Tự, thờ nữ thần Pháp Vũ nên còn gọi là chùa Pháp Vũ, tương truyền có từ đầu công nguyên cùng thời với chùa Dâu (Hà Bắc). Nhưng theo văn bia ở chùa thì được dựng từ thời Lý. Các triều đại kế tiếp đều có trùng tu, nhất là lần trung tu vào năm Dương Hoà thứ 1 (1635) đời Lê Thần Tông do bà Ngô Thị Ngọc Quyên đứng ra làm hội chủ hưng công.
Chùa dựng theo kiểu: 'Nội Công ngoại quốc'. Tam quan chùa đồng thời là gác chuông, bên trong treo quả đại hồng chung đúc năm Canh Thịnh thứ 9 (1801) đời Tây Sơn. Chùa còn lưu lại nhiều di vật và đồ thờ có giá trị như đôi rồng đá (dáng dấp đời Trần), gạch (đời Mạc), sách đồng (đời Lê), khánh chuông...
Tương truyền 2 vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là người thôn Gia Phúc, sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, đã kế tiếp nhau trụ trì Chùa Đậu. Trước lúc viên tịch, cả 2 vị đều cho biết nhục thân sẽ không bị hư thối. Quả đúng như thế, nhưng lâu về sau, người ta gia thêm vào nhục thân một số kỹ thuật để hạn chế sức phá huỷ của thời gian.
Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh ngôi theo tư thế nhập Thiền, mình gập hẳn, đầu hơi cúi về phía trước. Sau năm 1931, ở đầu có một vết nứt 2mm đã thấy bên trong cùng là xương sọ, tiếp đến khoảng không, rồi lớp bồi dày từ 2 đến 4mm. Chất bồi là đất gò mối mịn trộn sơn sống và mùn cưa giã nhỏ. Sau đó là một lớp sơn màu cánh gián, ngoài cùng là một lượt quang dầu.
Toàn bộ pho tượng hiện nay chỉ còn nặng 7kg, cao 57 cm. Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường. Theo lời truyền thì Thiền Sư đã khắc tấm bia năm Dương Hoà thứ 5, là người thừa kế thiền sư Vũ Khắc Minh. Tượng được quét sơn trắng, môi tô son, mắt và lông mày được tô vẽ. Đây là phương pháp giữ xác độc đáo ở Việt Nam, đang còn là điều bí ẩn với các nhà khoa học.
Vị trí khu vực | Nguyễn trãi |
Ở gần | Nguyễn trãi |
Chỉ đường | Toạ lạc ở thông Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín. |
Website | |
Thời gian làm việc | |
Thể loại | Đình, đền, chùa |
[Catalog giới thiệu] |